Không ít chủ nhà cho rằng việc thiết kế chỉ là bố trí phòng ốc, sắp xếp đồ đạc,… nên mình có thể hoàn toàn tự làm theo ý mình mà không cần đến sự tư vấn của Kiến trúc sư và công ty thiết kế cho mất thời gian và tốn thêm tiền. Điều này có thế giúp chủ nhà tiết kiệm được một khoản chi phí rất nhỏ ban đầu, nhưng sau khi thi công xong không ít trường hợp chủ nhà phải ngậm ngùi :”Biết thế này thì ban đầu bỏ thêm tí tiền thiết kế có khi lại hay!”.
Khi chủ nhà tự thiết kế cho căn nhà của mình, nếu không có kinh nghiệm hay hiểu biết vừa đủ sẽ gây ra vô vàn khó khăn, những điều bất tiện cho quá trình thi công cũng như vận hành sau này.
Thứ nhất: Căn nhà khó mà đạt được tính tiện nghi, hợp lý cũng như về mặt thẩm mỹ
Thiết kế kiến trúc vừa là môn khoa học cũng vừa là một môn nghệ thuật. Nó đòi hỏi người thiết kế phải nắm rõ từng chức năng trong căn nhà, nắm được các tiêu chuẩn hợp lý đã được quy định cho thiết kế, lại vừa phải có sự sáng tạo để mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Với kinh nghiệm làm việc, người thiết kế sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn có sự bố trí hợp lý tiện cho việc sử dụng nhất, tính toán chiếu sáng tự nhiên, thông gió, đồ đạc phòng ốc nên đặt ở đâu, giường quay phía nào, bố trí ra sao để mang lại lợi ích tối đa sức khoẻ,… Tính thẩm mỹ của ngôi nhà cũng được thiết kế một cách bài bản đảm bảo mang lại cảm giác thoải mái cho người chủ sinh sống trong căn nhà.
Quá trình thiết kế thường sẽ gồm 2 nhóm đối tượng tham gia thiết kế: Kiến trúc sư và Kỹ sư xây dựng. Trong đó Kiến trúc sư sẽ phụ trách công tác thiết kế kiến trúc nhằm đảm bảo vẻ đẹp, tính tiện nghi, hài hoà của ngôi nhà. Còn Kỹ sư xây dựng sẽ xem xét tính khả thi của thiết kế đó trong công tác xây dựng, tính toán kết cấu nhằm đưa ra biện pháp thi công phù hợp. Qua đó có thể thấy rằng công tác thiết kế cũng được chuyên môn hoá, những người thiết kế được đào tạo một cách bài bản và mỗi người sẽ đảm trách một vai trò khác nhau tuỳ thuộc vào chuyên môn của mình. Do đó, nếu chủ nhà không có chuyên môn về kiến trúc thì đương nhiên ngôi nhà tự thiết kế sẽ khó mà đạt được như mong đợi.
2. Kết cấu nhà không đảm bảo
Phần lớn các căn nhà hiện nay đều sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép. Việc quyết định các kích thước các cấu kiện này như dầm, sàn, cột, móng đều phải được tính toán một cách kĩ càng chứ không đơn giản chỉ dựa vào kinh nghiệm. Và như đã nói ở trên việc này sẽ do kĩ sư xây dựng có sẽ đảm nhiệm. Do đó, thiếu kiến thức trong việc thiết kế có thể khiến kết cấu căn nhà không đảm bảo khả năng chịu lực dễ bị nứt, gãy,..
Hoặc đôi khi sử dụng kết cấu vượt quá yêu cầu cần thiết lại gây thừa thãi, lãng phí cho chủ nhà.
3. Sự lãng phí thời gian và tiền bạc
Chưa hình dung trước được ngôi nhà xây xong trông xấu đẹp ra sao, đến lúc xây rồi, bạn thấy tức anh ách, không chấp nhận được, đành phải đập bỏ một bộ phận nào đó. Phần vật liệu thế là đi tong, công trình lại kéo dài thêm bao nhiêu ngày.
Trong trường hợp căn nhà có thiết kế bất hợp lý, không đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng thì sau một vài năm hoạt động, căn nhà sẽ cần phải đầu tư cải tạo lại – đây sẽ là một khoản chi phí không hề nhỏ nhưng không phải chủ nhà nào cũng nhận thấy.
4. Sự mệt mỏi triền miên: Đầu óc bạn lúc nào cũng căng thẳng vì vừa phải suy nghĩ xem nên làm như thế nào cho đẹp, vừa bực mình trước lời ca thán của thợ thuyền.
5. Mâu thuẫn với nhà thầu thi công: thường thì yêu cầu chỉnh sửa của chủ nhà sẽ được nhà thầu thi công đáp ứng trong một chừng mực nhất định. Nếu như việc chỉnh sửa này xảy ra liên tục trong quá trình thi công sẽ khiến cho chi phí nhân công bị phát sinh, năng suất lao động của thợ bị giảm sút, và làm tăng chi phí của nhà thầu thi công. Việc thoả thuận các khoản chi phí phát sinh trên sẽ là nguồn gốc dẫn đến mâu thuẩn giữa chủ nhà với nhà thầu. Một số chủ nhà cho rằng nhà thầu phải chịu khoản phí phát sinh này và chủ nhà chỉ hỗ trợ một phần mà thôi, trường hợp khác thì chủ nhà chấp nhận thanh toán khoản phát sinh nhưng phía thầu thi công lại tính giá phát sinh không hợp lý. Cả hai trường hợp đều làm cho cả hai bên khó đi đến thống nhất giá cả cho phần phát sinh và thế là xảy ra mâu thuẫn.
6. Bị hớ khi chọn nhà thầu thi công: Nếu không có bản vẽ thiết kế rõ ràng thì sẽ khó khăn cho chủ nhà trong việc yêu cầu báo giá từ các nhà thầu thi công. Thông thường trong trường hợp này, các thầu sẽ báo giá theo hình thức đơn giá thi công trung bình cho mỗi mét vuông sàn xây dựng. Tuy nhiên không phải chủ nhà nào cũng biết rằng: mặc dù cùng một đơn giá thi công trung bình, nhưng hai nhà thầu khác nhau có thể tính ra hai giá thi công toàn bộ công trình khác nhau. Nhiều khi có thể chênh nhau tới vài chục triệu đồng.
7. Vi phạm quy định của pháp luật: tại Thông tư số 10/2014/TT – BXD có nêu rõ rằng: Việc khảo sát và thiết kế nhà có quy mô tổng diện tích sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên thì phải do các tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy định thực hiện. Do đó, nếu chủ nhà tự ý thực công việc thiết kế trong trường hợp này sẽ vi phạm quy đinh của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tôi tin chắc rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ tự tìm thấy cho mình những kinh nghiệm, nhận ra điều gì là đúng đắn.
Đã qua cái thời đơn giản hoá và rập khuôn nhà mình như mọi nhà khác. Chúc các bạn sẽ sớm có được cho mình ngôi nhà vừa ý, hạnh phúc.